Xem lại 10 tinh hoa văn hóa tại bài viết trước: https://hoavansaigonhsk.edu.vn/20-tinh-hoa-van-hoa-dac-sac-nhat-moi-thoi-dai-cua-trung-hoa-phan-1/

11. Cờ vây

Cờ vây là do “Nghiêu Đế”, một trong “Ngũ đế” phát minh ra, đến nay đã có 4000 năm lịch sử. Đặc điểm của loại cờ này là hai bên quân cờ trắng và đen luôn công kích và bao vây lẫn nhau nên “đánh cờ” được gọi là “cờ vây”.

12. Tứ bảo văn phòng (Bút, mực, giấy, nghiên)

Tứ bảo văn phòng là chỉ bốn loại dụng cụ dùng trong văn phòng của người Trung Hoa xưa bao gồm: Bút, mực, giấy, nghiên.

13. Đạo giáo

Đạo giáo xuất sinh vào thời kỳ Đông Hán, Trung Quốc. Nó có lịch sử gần 2000 năm. Đạo giáo tôn người sáng lâp, Lão Tử là thủy tổ, hay cũng gọi là “Thái Thượng lão quân”.

14. Trung Hoa Lâm viên (kiến trúc)

 

Kiến trúc Lâm viên (xây nhà xung quanh và sân ở giữa) được cho là có nguồn gốc từ dân tộc Hán. Nó được thế giới tôn xưng là di sản văn hóa quan trọng.

15. Võ thuật

Trung Hoa được xưng là một trong những cái nôi của võ thuật. Võ thuật cổ truyền của Trung Hoa có rất nhiều loại, nổi tiếng có: Thiếu lâm, Thái cực quyền, Túy quyền…

16. Châm cứu

Châm cứu là di sản quý giá của khoa học truyền thống và văn hóa dân tộc Hán. Liệu pháp châm cứu là một bộ phận của di sản y học Trung Hoa, và cũng là một loại thủ pháp trị bệnh mà chỉ người Trung Hoa mới có. Sau này châm cứu được phổ truyền rộng rãi đến các nước khác trên thế giới.

17. Côn kịch

Côn kịch còn được gọi là côn khúc. Tên gốc của loại nghệ thuật truyền thống này là “Côn sơ khang”, gọi tắt là Côn khúc (Tuồng Côn sơn).

Nó là điệu hát trong hí khúc, bắt nguồn từ tỉnh Giang Tô, Côn Sơn, Trung Quốc vào thời nhà Nguyên, đến nay đã có hơn 650 năm lịch sử. Côn khúc là một trong những loại hý khúc cổ xưa nhất của Trung Hoa.

18. Đũa và ẩm thực Trung Hoa

Ẩm thực của Trung Hoa rất phong phú và đa dạng. Đồng thời ứng với mỗi ngày lễ, người Trung Hoa sẽ ăn một loại ẩm thực như bánh, món ăn … khác nhau. Vào tết âm lịch, người Trung Hoa ăn bánh chẻo (sủi cảo). Tết Nguyên tiêu người Trung Hoa ăn bánh nguyên tiêu, một loại bánh giống bánh trôi nhưng cách làm khác. Vào ngày tết Đoan ngọ người Trung Hoa ăn báy chưng… Mỗi một loại lễ hội, một loại ẩm thực đề thể hiện một nội hàm ý nghĩa khác nhau.

19. Câu đối, đố khèn, khúc thủy lưu thương

“Khúc thủy lưu thương” là một loại trò chơi lưu truyền thời Trung Hoa cổ đại, có lịch sử mấy ngàn năm. Cứ đến tháng ba âm lịch, sau khi mọi người cử hành lễ “Phất lễ” xong. Phất lễ là một nghi thức tế lễ tẩy rửa những thứ bẩn thỉu, tiêu trừ điềm xấu. Người ta bắt đầu đến ngồi ở hai bên bờ suối, đặt chén rượu trên mặt nước, chén rượu trôi đến trước mặt ai thì người ấy ngẫu hứng làm thơ. Sau khi làm thơ xong thì lấy chén rượu đó lên và uống cạn.

20. Nghệ thuật đan kết, thêu Trung Hoa

Đan kết là một loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời của Trung Hoa cổ đại. Ngay chữ “Kết” (结) cũng thể hiện một loại năng lực, một sự hài hòa và tràn ngập tình cảm giữa người với người, người với tự nhiên.

Vô luận là kết hợp, kết giao, kết duyên, đoàn kết, kết quả, hay là vợ chồng một lòng… người Trung Hoa đều sử dụng một từ “kết” này. Nó thể hiện sự sum họp, đoàn tụ, thân mật và ấm áp. Điều này cũng thể hiện vào trong nghệ thuật đan kết của người Trung Hoa xưa.

Nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/20-tinh-hoa-van-hoa-dac-sac-nhat-moi-thoi-dai-cua-trung-hoa.html

Thêm bình luận