Nguồn gốc, ý nghĩa

Chắc hẳn các bạn đã biết trong 10 ngày lễ tết đầu năm thì có một ngày lễ người ta thường xếp hàng rồng rắn đi mua vàng. Vậy các bạn có biết vì sao không?  Hãy cùng Hoa Văn SaigonHSK tìm hiểu về ngày này nhé. Ngày người ta rồng rắn xếp hàng mua vàng chính là ngày 10 tháng Giêng hay còn gọi là ngày Vía Thần Tài. Ngày này, mọi người thường đi sắm vàng cầu một năm may mắn về tài chính.

Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), ngày vía Thần Tài là mùng 10 tháng Giêng có xuất xứ từ Trung Quốc rồi du nhập vào Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX. Có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của vị thần tài lộc này. Nhưng tất cả đều liên quan tới công việc làm ăn buôn bán nên mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong may mắn, tài lộc sẽ đến với mình.

Tương truyền, ngày vía Thần Tài gắn với câu chuyện của một vị Thần Tài – vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên Thiên Đình. Trong một lần dạo chơi Đào Hoa Viên uống rượu, thưởng nguyệt. Do Thần Tài uống rượu đã say nên lỡ chân ngã xuống trần gian và va đầu vào đá nằm mê mệt không biết gì. Sáng hôm sau, người dân thấy ông nằm bên đường, quần áo xộc xệch, lấy làm lạ tưởng ông bị điên, nên chấn lột hết mọi thứ trên người. Không có quần áo, không biết làm gì. Ông rong ruổi đi xin ăn khắp nơi. May mắn thay, ông gặp được một ông chủ quán tốt bụng buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng khách hàng chuyển hết qua quán bên này ăn. Trước đó quán không có khách nhưng từ khi có vị Thần Tài đến bỗng dưng đông khách.

Nhưng khi Thần Tài chỉ ăn mà không làm gì, người còn bốc mùi hôi, sợ khách vào ăn không chịu được, nên chủ quán lại đuổi ông đi. Từ đó quán vắng vẻ trở lại. Còn quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Thấy vậy, nhiều người làm nghề kinh doanh đến mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới và may thay ông đã tìm được quần áo phù hợp đã mặc lúc trước.Thế là ông đội mũ bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.

Ngày vía thần tài mọi người thường làm gì?

Đi mua vàng: Quan niệm dân gian cho rằng mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ được tài lộc, may mắn cả năm.Do đó, cứ ngày vía Thần Tài là nhiều người lại đổ xô đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được rủng rỉnh về tiền bạc.

Mua đồ phong thủy: Bên cạnh phong tục mua vàng vào ngày vía Thần Tài thì nhiều người mua đồ phong thủy về để trưng trong nhà hoặc biếu tặng như đá phong thuỷ, cóc ngậm tiền,…

Mâm cúng thần tài gồm những gì?

Theo Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc những việc quan trọng cần làm trong ngày vía Thần Tài là: lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng.

Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Với những người cẩn thận, trước ngày mùng 10 tháng Giêng, sẽ lau bàn thờ, lau tượng ông Thần tài và ông Thổ Địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi. Mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có thịt quay, còn có thêm mâm cỗ “tam sên” gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.

Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ. Khi chuẩn bị đồ cúng ngày vía Thần Tài ngoài thịt quay, “tam sên” còn phải có bình hoa, trái cây. Trong các loại trái cây, người ta chọn quả có tên, màu may mắn (ví dụ: quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…).

Mâm cúng còn gồm các món sau:

  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới đem thay.
  • Bát nhang: Gia chủ phải đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
  • Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
  • 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
  • 5 củ tỏi: Gia chủ nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
  • Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
  • Tượng Ông Cóc: Đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.

Ở những đô thị, thành phố lớn, người dân đặt lên bàn thờ vàng để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy. Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Những điều kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài!

Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc bàn thờ Thần Tài phải được bố trí gọn gàng, không bài xếp lộn xộn, bày biện quá nhiều thứ vừa gây rối mắt mà không thể hiện được sự thành tâm.

Bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất nhưng phải là tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.

Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả. Cần mua hoa tươi, có nụ; quả tươi ngon.

Không nên dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến vì người ta cho rằng dùng bóng đèn điện có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần đẹp, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Cần thể hiện thái độ kính cẩn khi làm lễ.

Nên làm lễ cũng ở nơi kinh doanh chứ không nên làm lễ tại đền, chùa.

Vậy là trung tâm Hoa Văn SaigonHSK đã cung cấp thêm cho các bạn 1 chút kiến thức rồi phải không nè. Nhân dịp đầu xuân năm mới Hoa Văn Saigon HSK gửi đến các bạn chương trình ưu đãi “Check in ngay – lì xì trao tay”, 1 chương trình tri ân đầu năm thật ấn tượng phải không nè. Tới 348/8 Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10 đăng ký để nhận quà nhé.

Tổng hợp và biên tập lại từ nguồn:

  1. https://baoquocte.vn/ngay-via-than-tai-2022-la-ngay-nao-ngay-via-than-tai-nen-lam-gi-172900.html.

2.https://baoquocte.vn/mam-cung-ngay-via-than-tai-2022-day-du-chi-tiet-172969.html.

3. https://Ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào? Nên và không nên làm gì trong ngày này? (kenh14.vn)

Thêm bình luận