Các bộ thủ trong tiếng Trung bạn biết cách học chưa? Làm sao để việc nhớ các bộ thủ trở nên đơn giản hơn? Việc nhớ 214 bộ thủ Tiếng Trung thật là việc không đơn giản. Cùng tìm hiểu các bộ thủ dùng nhiều và cách nhớ 214 bộ thủ tiếng trung qua thơ nhé!

10 câu ĐẦU Gồm 32 Bộ:

木 – 水 – 金

Mù – shuǐ – jīn

火 – 土 – 月 – 日

Huǒ – tǔ – yuè – rì

川 – 山 – 阜

Chuān – shān – fù

子 – 父 – 人 – 士

Zi – fù – rén – shì

宀 – 厂

Mián – chǎng

广 – 戶 – 門 – 里

Guǎng – hù – mén – lǐ

谷 – 穴

Gǔ – xué

夕 – 辰 – 羊 – 虍

Xī – chén – yáng – hū

瓦 – 缶

Wǎ – fǒu

田 – 邑 – 尢 – 老

Tián – yì – yóu – lǎo

  1. MỘC (木) – CÂY, THỦY (水) – NƯỚC, KIM (金) – VÀNG
  2. HỎA (火) – LỬA, THỔ (土) – ĐẤT, NGUYỆT (月)- TRĂNG, NHẬT (日) – TRỜI
  3. XUYÊN (川) – SÔNG, SƠN (山) – NÚI, PHỤ (阜) – ĐỒI
  4. TỬ (子) – CON, PHỤ (父) – BỐ, NHÂN (人) – NGƯỜI, SỸ (士) – QUAN
  5. MIÊN (宀) – MÁI NHÀ, HÁN (厂) – SƯỜN NON
  6. NGHIỄM (广) – HIÊN, HỘ (戶) – CỬA, CỔNG – MÔN (門), LÝ (里) – LÀNG
  7. CỐC (谷)- THUNG LŨNG, HUYỆT (穴)- CÁI HANG
  8. TỊCH (夕) – KHUYA, THẦN (辰) – SỚM (4), DÊ – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – HÙM
  9. NGÕA (瓦) – NGÓI ĐẤT, PHẪU (缶) – SÀNH NUNG
  10. RUỘNG – ĐIỀN (田), THÔN – ẤP 邑 (5), QUÈ – UÔNG (尢), LÃO(老) – GIÀ

Chú giải:

Những chữ viết hoa là âm Hán việt, những chữ viết thường nghĩa. Ví dụ: Mộc – cây, tức là chữ Mộc nghĩa là cây cối. (thực ra mộc = gỗ)

    1. 2 câu đầu nói đủ thất diệu (mặt trăng, mặt trời và 5 ngôi sao trong hệ mặt trời Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) – tức là nói về Thiên.
    2. 2 câu tiếp theo nói về Địa và Nhân (các thứ trên mặt đất, và các dạng người)
    3. 2 câu tiếp nữa là những khái niệm do con người tạo ra, sử dụng, cư trú.
    4. 2 câu tiếp nữa nói về thời hồng hoang, ở trong hang núi, bắt đầu có khái niệm về buổi sáng, buổi tối, cũng như thiên địch (hổ) và thức ăn (dê). Người Trung Quốc cổ đại nuôi dê rất sớm. Thực ra Dương = cừu.
    5. 2 câu cuối nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói. Nung gốm sứ. Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn, nâng cao tuổi thọ, nên có chữ Lão = người già.

(1). Phụ nghĩa gốc là quả đồi đất, thường dùng trong các chữ Hán chỉ địa danh.

(2). Sỹ là người có học, ở đây vì bắt vần, nên tôi cho Sỹ = quan lại. Vì chỉ có người có học mới có thể làm quan.

(3). Hán nghĩa gốc là chỗ sườn núi (non) rộng rãi, dùng để làm nơi sản xuất, vì vậy mà người ta mới lấy nó làm chữ Xưởng (công xưởng)

(4). Chữ Thần nghĩa là Thìn (1 trong 12 con giáp), cũng có nghĩa là ngày giờ (Ví dụ: Cát nhật lương thần = ngày lành giờ tốt). Cổ văn dùng giống như chữ 晨 là buổi sớm, ở đây vì bắt vần, tôi cho Thần = buổi sớm.

(5). Chữ Ấp nghĩa là đất vua ban, nhưng người Việt Nam ở miền nam thường dùng chữ Ấp với nghĩa là 1 khu vực, 1 thôn làng, vì vậy tôi cho thôn = Ấp.

Câu 11-20 gồm 31 bộ:

廴 – 辶

Yǐn – chuò

勹 – 比 – 廾

Bāo – bǐ – gǒng

鳥 – 爪 – 飛

Niǎo – zhǎo – fēi

足 – 面 – 手 – 頁

Zú – miàn – shǒu – yè

髟 – 而

Biāo – ér

牙 – 犬 – 牛 – 角

Yá – quǎn – niú – jiǎo

弋 – 己

Yì – jǐ

瓜 – 韭 – 麻 – 竹

Guā – jiǔ – má – zhú

行 – 走 – 車

Xíng – zǒu – chē

毛 – 肉 – 皮 – 骨

Máo – ròu – pí – gǔ

  1. DẪN 廴- ĐI GẦN, SƯỚC 辶 – ĐI XA
  2. BAO 勹 – ÔM, TỶ 比 – SÁNH, CỦNG 廾 – LÀ CHẮP TAY
  3. ĐIỂU 鳥 – CHIM, TRẢO 爪 – VUỐT, PHI 飛 – BAY
  4. TÚC 足 – CHÂN, DIỆN 面 – MẶT, THỦ 手 – TAY, HIỆT 頁 – ĐẦU
  5. TIÊU 髟 LÀ TÓC, NHI 而LÀ RÂU
  6. NHA 牙 – NANH, KHUYỂN 犬 – ***, NGƯU 牛- TRÂU, GIÁC 角 – SỪNG
  7. DỰC 弋 – CỌC TRÂU, KỶ 己 – DÂY THỪNG
  8. QUA 瓜 – DƯA, CỬU 韭 – HẸ, MA 麻 – VỪNG, TRÚC竹 – TRE
  9. HÀNH 行 – ĐI, TẨU 走 – CHẠY, XA 車 – XE
  10. MAO 毛 – LÔNG, NHỤC 肉 – THỊT, DA 皮 – BÌ, CỐT 骨 – XƯƠNG.

Chú giải:

    1. Hai bộ Dẫn, Sước có ý nghĩa rất rộng, thường chỉ về hành động, đặc biệt là sự đi lại, ở đây tôi tạm dịch Dẫn = đi trong phạm vi gần, Sước = đi trong phạm vi xa. (Cũng là để cho bắt vần)
    2. Bao = bao bọc, ôm ấp, bao che. Nên tôi viết Bao = ôm. Bỉ = so sánh. Bộ Củng có nghĩa là 2 tay chắp lại để nâng 1 vật nào đó, hoặc chắp tay lại. (Cổ văn vẽ bộ Củng là hình 2 bàn tay)
    3. Bộ Hiệt vẽ cái đầu người. Chú ý phân biệt với bộ Thủ (vẽ đầu con thú, nghĩa gốc Thủ = đầu con thú – Lý Lạc Nghị)
    4. Bộ Tiêu nghĩa là tóc dài, các chữ chỉ về râu tóc thường có bộ này. Bộ Nhi vốn là 1 chữ tượng hình, vẽ chòm râu dưới cằm (Lý Lạc Nghị). Sau này người ta giả tá (mượn chữ Nhi này để chỉ 1 nghĩa khác). Cho nên ngày nay bộ Nhi trở thành 1 hư tự trong tiếng Hán. Trong 1 vài chữ Hán có chứa bộ Nhi, bộ Nhi vẫn mang ý nghĩa là râu cằm. 耐 (nhẫn nại, bị nhổ râu,đau, phải nhẫn nại),耍 (chơi đùa, đàn bà vốn ko có râu, thế mà bộ Nữ lại đi với bộ Nhi (râu).
    5. Bộ Dực = cọc buộc mũi tên, hoặc súc vật. Ở đây tôi dịch là cọc buộc trâu, cũng chỉ là để liên tưởng mà thôi.

Bộ Kỷ cũng là vẽ 1 sợi dây thừng(Lý Lạc Nghị) sau đó, người ta cũng giả tá nó làm 1 trong 10 thiên can. (Ví dụ: năm Kỷ Mùi). Và còn giả tá làm nghĩa Kỷ = tôi, bản thân, mình. Nghĩa gốc của chữ Kỷ己 là chữ Kỷ紀. Người nguyên thủy ghi nhớ bằng cách lấy 1 sợi dây thừng thắt lại nhiều nút. Mỗi nút là 1 sự kiện.

    1. 芝麻 Nghĩa là Vừng(hoặc Mè trong tiếng miền nam). Người miền nam VN gọi vừng là Mè vì họ bắt chước cách đọc chữ zhima của người Quảng đông. Bộ Ma còn có nghĩa là cây gai v.v.v.

Có thể bạn quan tâm  Bảng bính âm tiếng Trung – Phiên âm tiếng Trung – Pinyin Chart

  • Hai câu đầu nói về các động tác của con người (chân và tay)
  • Câu 3 nói đến loài chim
  •  Câu 4 có tính biền ngẫu: Túc, Diện, Thủ, Hiệt- Thủ/Túc ; Diện/Hiệt. (chân & tay, đầu & mặt)
  • Câu 5 nối tiếp chữ Hiệt = đầu người (nên có tóc, có râu)
  • Câu 6 có tính biền ngẫu: Nha, Khuyển, Ngưu, Giác (Chó có răng nanh nhọn, Trâu có sừng cong) Đồng thời Trâu chó, cũng là 2 con vật đi đôi với nhau. (Ngưu thực ra là bò, trâu là 水牛)
  • Câu 7 có tính nối liền: Cọc trâu, Dây thừng (cọc buộc trâu ắt phải có dây thừng)
  • Câu 8 nói về thực vật. Qua, Cửu, Ma, Trúc
  • Câu 9 nói đến Giao thông, các từ đều nằm trong cùng trường nghĩa (đi lại)
  • Câu 10 nói đến các bộ phận trên cơ thể. Mao, Nhục, Bì , Cốt. Đồng thời cũng có tính biền ngẫu. Mao đi với Bì (da & lông) Cốt đi với Nhục (xương & thịt).

Câu 21-30 gồm 31 bộ:

口 – 齒

Kǒu – chǐ

甘 – 鹵 – 長 – 高

Gān – lǔ – zhǎng – gāo

至 – 入

Zhì – rù

匕 – 臼 – 刀 – 皿

Bǐ – jiù – dāo – mǐn

曰 – 立 – 言

Yuē – lì – yán

龍 – 魚 – 龜

Lóng – yú – guī

耒 – 黹

Lěi – zhǐ

玄 – 幺 – 糸 – 黃

Xuán – yāo – mì – huáng

斤 – 石 – 寸

Jīn – shí – cùn

二 – 八 – 方 – 十

Èr – bā – fāng – shí

  1. KHẨU (口) LÀ MIỆNG, XỈ (齒) LÀ RĂNG
  2. NGỌT CAM (甘), MẶN LỖ (鹵), DÀI TRƯỜNG (長), KIÊU CAO (高)
  3. CHÍ (至) LÀ ĐẾN, NHẬP (入) LÀ VÀO
  4. BỈ (匕) MÔI, CỮU (臼) CỐI, ĐAO (刀) DAO, MÃNH (皿) BỒN
  5. VIẾT (曰) RẰNG, LẬP (立) ĐỨNG, LỜI NGÔN (言)
  6. LONG (龍) RỒNG, NGƯ (魚) CÁ, QUY (龜) CON RÙA
  7. LỖI (耒) CÀY RUỘNG, TRỈ (黹) THÊU THÙA
  8. HUYỀN (玄) ĐEN, YÊU (幺) NHỎ, MỊCH (糸) TƠ, HOÀNG (黃) VÀNG
  9. CÂN (斤) RÌU, THẠCH (石) ĐÁ, THỐN (寸) GANG
  10. NHỊ (二) HAI, BÁT (八) TÁM, PHƯƠNG (方) VUÔNG, THẬP (十) MƯỜI

Chú giải:

  • Câu 1 nói về miệng và răng(cùng trường nghĩa)
  • Câu 2 nối tiếp câu 1, nói về vị giác, ngọt , mặn, sau đó chuyển tiếp đến sự trưởng thành (cao, dài). Sự trưởng thành có liên quan mật thiết đến răng
  • Câu 3 tiếp tục nói đến những điều liên quan với miệng. (Đến, vào trong miệng)
  • Câu 4 nói về dụng cụ làm bếp. (muôi múc canh(thìa-spoon), cối giã gạo , con dao, cái bát mãnh (tôi tạm dịch là cái bồn cho bắt vần)
  • Được ăn rồi thì phải nói, câu này là những chữ về việc quân tử Lập Ngôn. (viết = nói rằng, và lập ngôn (tạo dựng uy tín, tiếng nói cho riêng mình)
  • Câu tiếp theo bắt đầu là con rồng (ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo). Câu này gồm 3 loài thuỷ tộc. Trong đó đều là linh vật. (Long, quy) và 1 con có thể hoá rồng (ngư-cá)
  • Câu này là chuyển tiếp, nói sang việc nông tang (cày ruộng, thêu thùa)
  • Thêu thì cần có chỉ, nên câu tiếp theo nói về bộ mịch = tơ và các bộ Huyền, yêu, đều có hình dạng giống bộ Mịch. Và bộ Hoàng = màu vàng => màu sắc, tơ sắc vàng. (đồng thời Huyền, hoàng thường đi với nhau, yêu mịch cũng vậy, và đôi khi dùng với nghĩa như nhau)
  • Câu này nói về cân đo, đong, đếm, Cân =rìu = 1 cân (đơn vị đo trọng lượng) Thạch = đá, = 1 thạch (đơn vị đo khối lượng) =1 stone, thốn = 1 tấc, là đơn vị đo chiều dài, ở đây để bắt vần tôi dịch 1 thốn = 1 gang tay (sai nhưng dễ liên tưởng).
  • Câu 10 là những bộ thủ dùng để đếm, 2, 8, 10. Có thêm bộ Phương = phương hướng. (thập phương).

Câu 31-40 Gồm 24 Bộ:

女 – 儿

Nǚ – er

見 – 目 – 彳

Jiàn – mù – chì

Zhī

癶 – 厶

Bō – sī

Shū

气 – 風 – 雨 – 齊

Qì – fēng – yǔ – qí

鹿 – 馬 – 豕

Lù – mǎ – shǐ

生 – 力 – 隶

Shēng – lì – lì

网 – 舟

Wǎng – zhōu

黑 – 白 – 赤

Hēi – bái – chì

  1. NỮ (女) CON GÁI, NHÂN (儿) CHÂN NGƯỜI
  2. KIẾN (見) NHÌN, MỤC (目) MẮT, XÍCH (彳) DỜI CHÂN ĐI
  3. TAY CẦM QUE GỌI LÀ CHI (支 )
  4. DANG CHÂN LÀ BÁT (癶), CONG THÌ LÀ TƯ (厶)
  5. TAY CẦM BÚA GỌI LÀ THÙ (殳)
  6. KHÍ (气) KHÔNG, PHONG (風) GIÓ, VŨ (雨) MƯA, TỀ (齊) ĐỀU
  7. LỘC (鹿) HƯƠU, MÃ (馬) NGỰA, THỈ (豕) HEO
  8. SỐNG SINH (生), LỰC (力) KHOẺ, ĐÃI (隶) THEO BẮT VỀ
  9. VÕNG (网) LÀ LƯỚI, CHÂU (舟) THUYỀN BÈ
  10. HẮC (黑) ĐEN, BẠCH (白) TRẮNG, XÍCH (赤) THÌ ĐỎ AU (Hắc-đen, Bạch-trắng, Xích thì đỏ au)

Chú giải:

    1. Bộ Nhân ( vẽ hai chân của loài người). Có thể thấy điều này trong chữ Kiến (nhìn): Trên vẽ mắt, dưới vẽ 2 chân người, ngụ ý: Chỉ có loài người thì mới có “kiến giải” “kiến thức”
    2. Nói đến nữ = phái đẹp, là phái đẹp thì khiến cho người ta fải nhìn ngắm (bộ kiến) nhìn thì bằng mắt (bộ Mục) và nhìn thấy rồi sẽ theo đuổi (bộ Xích= bước đi)
    3. Chữ Chi này nghĩa gốc là “1 cành, 1 que” vẽ bàn tay 又và 1 cành cây nhỏ có 3 cái lá thành ra chữ 十. Xin lưu ý rằng bộ Hựu thường có nghĩa là bàn tay trong các chữ ghép (phồn thể). (Nguồn: Lý Lạc Nghị)
    4. Dạng chân là Bát 癶 vẽ 2 bàn chân dạng ra, qua 1 quá trình lịch sử biến đổi tự dạng (hình dáng chữ) lâu dài, nó có hình dạng như ngày nay. Ví dụ: 登 bước lên (thường là làm lễ nhận ngôi, tế trời đất quỷ thần): Gồm 癶 và 豆 (1 loại đồ đựng thức ăn thời xưa làm từ gỗ) ngụ ý chân bước lên, bưng theo đồ đựng thức ăn để tế lễ. (Nguồn: Lý Lạc Nghị – như trên)

**Bộ Tư: Không biết. (tôi thấy giống 1 cái gì đó cong cong)

5. Bộ Thù: Vẽ bàn tay cầm 1 công cụ phá đá (giống như cái búa thời cổ đại) bên trên là búa, bên dưới là bộ Hựu = bàn tay.

6.

      • Bộ Khí: Vẽ đám hơi bốc lên.
      • Bộ Phong: Gồm chữ phàm chỉ âm đọc, bộ trùng = sâu bọ, ngụ ý gió nổi thì côn trùng sinh ra (theo Nguyễn Khuê).
      • Bộ Vũ: Nét – là bầu trời; nét丨là từ trên xuống; nét 冂 là chỉ một vùng; bốn chấm 丶丶丶丶 là vẽ các hạt mưa. (theo Lý Lạc Nghị).
      • Bộ Tề: Vẽ 3 bông lúa trổ đều nhau, cây ở giữa mọc trên đất cao nên cao nhất, 2 cây 2 bên mọc ở đất thấp hơn, nên bông lúa cũng thấp hơn. (theo Lý Lạc Nghị) bộ Tề này biến đổi tự dạng rất lớn, khó nhận ra được. Bạn nào có điều kiện, tìm coi chữ Tề viết theo lối tiểu triện sẽ rõ. Bộ Tề thêm vào cạnh gió mưa, khí hậu, ngụ ý mong muốn thời tiết điều hoà. Tề = tày, đều 1 lượt: Ví dụ: Tề thiên đại thánh = đại thánh tày trời (to bằng trời). Nhất tề: Cùng(đều).

7. Tiếp đến nói về loài thú quen thuộc với người TQ: Hươu, ngựa, heo. Và các đặc tính của chúng: Súc sinh, khoẻ mạnh. Cuối cùng là việc đuổi bắt chúng (bộ Đãi) Cuối cùng nói về sông nước thuyền bè (giang hồ) nên có hắc, có bạch, đồng thời cũng có cả bọn Đỏ.

Các bạn xem tiếp phần 2 Tại đây nhé!

Nguồn: Blog Tự học Tiếng Trung

Thêm bình luận