Bạn đã bao giờ nhìn lên lịch và thắc mắc, tại sao một ngày lại chia thành 12 canh giờ? Rồi tại sao lại có những cách gọi như “Giờ Tý”, “Giờ Sửu”,… chưa? Những cách gọi này không hề là sự ngẫu nhiên, mà đằng sau đó là cả một ý nghĩa sâu xa. Cùng tìm hiểu nha!
12 canh giờ được những người lao động thời cổ đại dựa vào những quy luật tự nhiên như thời gian mặt trời lặn hay mọc, sự thay đổi về sắc trời chia nên để tiện cho họ biết được sự thay đổi thời gian trong một ngày, và tiện cho cuộc sống lao động, sinh hoạt ngày thường của họ. Họ đã lấy một ngày chia thành 12 canh giờ, mỗi canh giờ tương đương với 2 tiếng của chúng ta hiện tại, và mỗi canh giờ đó đều có tên gọi và ý nghĩa riêng.
1. 夜半Yèbàn – Dạ Bán (23:00~1:00)
Cũng gọi là giờ Tý, vì trong khoảng thời gian này, những con chuột bắt đầu hoạt động, ra ngoài kiếm ăn.
2. 鸡鸣Jī míng – Kê Mân (1:00~3:00)
Cũng gọi là giờ Sửu, vì trong khoảng thời gian này, những con trâu bò sẽ nhai lại những thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
3. 平旦Píngdàn – Bình Đan (3:00~5:00)
Đây là lúc trời tờ mờ sáng, khi mặt trời bắt đầu muốn ló ra khỏi đường chân trời. Cũng gọi là giờ Dần, vì trong khoảng thời gian này hổ hung dữ và mãnh liệt nhất.
4. 日出Rì chū – Nhật Xuất (5:00~7:00)
Chữ “Nhật Xuất” lần đầu tiên xuất hiện trong Kinh Thi: “Nhật xuất hữu diệu, cao cầu như nhu”. Đây là lúc mặt trời đã xuất hiện ở đường chân trời, đem đến ánh nắng và sức sống cho muôn loài. Còn gọi là giờ Mão.
5. 食时Shí shí – Thực Thời (7:00~9:00)
“Thực Thời” là chỉ lúc người cổ đại Trung Quốc “triều thực” (ăn sáng). Còn gọi là giờ Thìn, vì tương truyền khoảng thời gian này là lúc “quần long hành vũ”, tức chỉ đàn rồng quay mưa.
6. 隅中Yú zhōng – Ngung Trung (9:00~11:00)
Lúc gần đến trưa gọi là “Ngung Trung”. Còn gọi là giờ Tỵ, vì trong khoảng thời gian này, rắn ẩn náu mình trong những bụi cỏ để săn mồi.
7. 日中Rì zhōng – Nhật Trung (11:00~13:00)
Lúc này mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, cũng là lúc mà ta hay gọi là “giữa trưa”. Còn gọi là giờ Ngọ, vì lúc này là lúc mặt trời gay gắt nhất, tương truyền vào lúc này dương khí sẽ đạt cực đại, âm khí sẽ sắp hình thành, mà ngựa thì theo dân gian là một loài động vật “âm”.
8. 日跌Rì diē – Nhật Diễm (13:00~15:00)
“Nhật Diễm” mang nghĩa là mặt trời đã đi khỏi đỉnh đầu và bắt đầu đi về hướng Tây (hướng mặt trời lặn). Lấy “Nhật Trung” làm chính giữa, thì “Nhật Diễm sẽ đối lập với “Ngung Trung”. Còn gọi là giờ Mùi, vì khoảng thời gian này là lúc ngựa ăn cỏ.
9. 晡时Bū shí – Bô Thời (15:00~17:00)
Theo thói quen của người Trung Quốc xưa, bữa ăn thứ hai trong ngày sẽ là vào lúc này. Cho nên “Bô Thời” mang nghĩa “ăn lần thứ hai trong ngày”. Còn gọi là giờ Thân, vì khỉ rất thích phát ra âm thanh trong khoảng thời gian này.
10. 日入Rì rù – Nhật Nhập (17:00~19:00)
Theo đúng nghĩa của chữ, “Nhật Nhập” nghĩa là mặt trời chuẩn bị lặn. Còn gọi là giờ Dậu, vì khoảng thời gian này là lúc gà về ổ.
11. 黄昏Huánghūn – Hoàng Hôn (19:00~21:00)
“Hoàng”, là màu sắc đất trời, “hôn”, là mặt trời dần tối. Khoảng khắc khi ánh nắng mặt trời dần tắt, để lại cảnh sắc đất trời màu vàng cam mơ hồ, gọI là hoàng hôn. Đây là lúc trời đã bắt đầu tối nhưng chưa tối hẳn, gọi là “hoàng hôn”. Còn gọi là giờ Tuất, vì giờ này chó bắt đầu giữ cửa nhà.
12. 人定Rén dìng – Nhân Định (21:00~23:00)
Là canh giờ cuối cùng trong 12 canh giờ. “Nhân Định” mang nghĩa là: đêm đã rất sâu, con người ngừng lại những hoạt động trong ngày và đây là lúc mọi người nghỉ ngơi. Còn gọi là giờ Hợi, vì khoảng thời gian này lợn đang chìm sâu trong giấc ngủ.
2 Bình luận
irrelty
In the control of yellow nutsedge tubers, Hutchinson et al pamabrom vs lasix Abstract Wilms Tumor WT is a highly curable cancer when detected and treated early
gydrogy
generic cialis for sale Video 1 Three dimensional reconstruction of a growth plate from Col2CreERT Confetti mouse