Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu qua về một số thứ cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn xin việc tại công ty Trung Quốc, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết cách viết một CV xin việc tiếng Trung nhé.
1. Cách viết CV Xin Việc Bằng Tiếng Trung
Một CV (个人简历/jiǎnlì/) đẹp sẽ mang lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và cơ hội làm việc trong môi trường tốt. CV khái quát được toàn bộ quá trình học tập, làm việc, kinh nghiệm và khả năng của bản thân. Giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng thể về ứng viên, sàng lọc những CV không phù hợp. Vậy nên bạn cần phải chuẩn bị cho mình một bộ CV thật là đẹp mắt, đầy đủ và chuyên nghiệp để trình trước nhà tuyển dụng. CV xin việc không nhất thiết phải dày đặc thành tích, mà phải là một CV ngắn gọn, đơn giản mà vẫn nổi bật được ưu điểm của bạn. Trong bài này, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn viết một bản CV xin việc bằng tiếng Trung hiệu quả như thế nhé.
Cách viết 个人信息 (Thông tin cá nhân)
姓名/ Họ tên:
性别/ Giới tính:
出生年月/ Ngày sinh:
国籍/ Quốc tịch:
护照/ Hộ chiếu:
身分证/ CMND:
电话号码/ Điện thoại: Dùng số điện thoại bạn thường xuyên sử dụng
通信地址/ Địa chỉ: Nơi ở hiện tại
电子邮箱/ Email: Sử dụng email chuyên nghiệp theo tên cá nhân.
Hình ảnh: Sử dụng ảnh chân dung thay vì các ảnh sefile.
Cách viết 职业目标 (Mục tiêu nghề nghiệp)
Trình bày mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Trung một cách rõ ràng, kiên định, sát với thực tế công việc là những tiêu chí cần có trong mục tiêu nghề nghiệp. Bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Cách viết 工作经验 (Kinh nghiệm làm việc)
Kinh nghiệm luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà tuyển dụng hiện đại, bạn cần trình bày đầy đủ phần kinh nghiệm bằng tiếng Trung theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất quá trình làm việc của mình tại các doanh nghiệp
自 2016年至 2020 年/ Từ năm 2016-2020
以往就业详情/ Chi tiết công việc trước đây
单位 /Nơi công tác
岗位 /Vị trí, chức vụ
工作人员 /Nhân viên
经理 /Quản lý, giám đốc
总经理 /Tổng giám đốc
部长 /Trưởng phòng
工作描述 /Mô tả công việc
个人专长/ Sở trường
Cách viết 教育背景 (Trình độ học vấn)
Liệt kê tất cả bằng cấp, chứng chỉ bạn có bằng tiếng Trung.
Ví dụ:
- 专门/ Chuyên ngành:
- 学校名称/ Trường:
- 毕业年/ Năm tốt nghiệp:
- 简单的英语交流 /Tiếng Anh giao tiếp cơ bản
- 熟练办公软件/ Thành thạo tin học văn phòng
- 雅思证书 /Chứng chỉ IELTS
- 托福证书 /Chứng chỉ TOEFL
- 已经过HSK5级考试 /Chứng chỉ HSK 5
Cách viết 技能 (Kỹ năng)
具有良好的团队协作能力/ Kỹ năng làm việc nhóm
较强的独立工作能力/ Kỹ năng làm việc độc lập
经营战略 /Chiến lược kinh doanh
时间管理 /Quản lý thời gian
领导能力 /Khả năng lãnh đạo
Cách viết 爱好 (Sở thích)
Sở thích không phải là phần bắt buộc trong CV, nếu đưa vào bạn nên đưa các sở thích lành mạnh. Ví dụ:
欣赏电影, 看小说,听音乐,旅游…/ Thích xem phim, đọc sách, nghe nhạc, du lịch….
—> Thông tin trong mỗi mục nên được trình bày chi tiết và khoa học.
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
2. Từ Vựng Cho CV Xin Việc Tiếng Trung
Tiếng Trung | Phiên âm | Nghĩa |
工作描述 | gōngzuò miáoshù | Mô tả công việc |
申请人 | Shēnqǐng rén | Người ứng tuyển |
中文姓名 | Zhōngwén xìngmíng | Tên tiếng Trung |
出生日期 | Chūshēng rìqí | Ngày sinh |
婚姻情况 | Hūnyīn qíngkuàng | Tình trạng hôn nhân |
联络号码 | Liánluò hàomǎ | Số điện thoại liên lạc |
身份证号码 | Shēnfèn zhèng hàomǎ | Số chứng minh thư nhân dân |
申请职位 | shēnqǐng zhíwèi | Vị trí ứng tuyển |
希望待遇 | Xīwàng dàiyù | Đãi ngộ kỳ vọng |
现实地址 | Xiànshí dìzhǐ | Địa chỉ hiện nay |
学力 | Xuélì | Trình độ học vấn |
学校名称 | Xuéxiào míngchēng | Tên trường |
以往就业详情 | Yǐwǎng jiùyè xiángqíng | Công việc trước đây |
商号名称 | Shānghào míngchēng | Tên công ty |
所任职位 | Suǒ rènzhí wèi | Vị trí đã đảm nhận |
现时职业 | Xiànshí zhíyè | Chuyên ngành hiện tại |
服务时间 | Fúwù shíjiān | Thời gian phục vụ |
个人专长 | Gèrén zhuāncháng | Sở trường cá nhân |
上进心强 | shàngjìn xīn qiáng | Có lòng cầu tiến |
性格开朗乐观 | xìnggé kāilǎng lèguān | Tính cách cởi mở lạc quan |
申请人签名 | Shēnqǐng rén qiānmíng | Chữ ký người xin việc |
3. Các Lỗi Thường Gặp Khi Viết CV Xin Việc
CV xin việc quá dài
Nhà tuyển dụng chỉ dành tối đa một phút để đọc CV. Vì vậy, bạn cần viết CV xin việc ngắn gọn súc tích dưới 2 trang A4. Sử dụng một vài từ khóa làm nổi trội điểm mạnh bản thân và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. CV dài thường do bạn trình bày phần kinh nghiệm giống bản mô tả công việc, hãy viết ngắn và tập trung vào những gì bạn học hỏi được từ công việc đó.
Ngoài phần trình độ học vấn, bạn nên đưa thêm các hoạt động ngoại khóa, hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhanh nhạy, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, sức sáng tạo và tiềm năng lãnh đạo khi đối mặt với công việc thực tế.
Quá chú trọng đến vị trí công việc
Mục đích của nhà tuyển dụng là thuê bạn về làm việc, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp chứ không phải thuê bạn ngồi vào vị trí đó rồi dạy bạn cách làm việc. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm được những gì, đem lại giá trị gì.
Sử dụng hình ảnh không phù hợp
Sẽ thật khó coi với tấm ảnh selfie, trang phục lòe loẹt, khu mặt nhiều biểu cảm. Hãy sử dụng một bức ảnh chụp chân dung 4x6cm với nụ cười thân thiện, trang phục công sở, nền xanh hoặc trắng.
Sử dụng địa chỉ email thiếu trang trọng
Nhiều ứng viên dùng email mình đang có mà không để ý nó có phù hợp hay không. Lưu ý tên địa chỉ email phải nghiêm túc, tốt nhất là tên của mình. Ví dụ tranvana@gmail.com. Tránh dùng các địa chỉ mail dạng girl_xinh@gmail.com hay boycute@gmail.com.
Lỗi trong phần kinh nghiệm làm việc
Nhiều bạn không biết hoặc không để ý cứ liệt kê kinh nghiệm từ cũ đến mới, viết kinh nghiệm như bản mô tả công việc. Điều này làm nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, họ không có nhiều thời gian đọc và tìm kiếm thông tin trên bản CV dài như tiểu thuyết.
Lỗi sử dụng một CV cho nhiều vị trí công việc
CV của bạn rất dễ bị loại vì lỗi này. Ví dụ bạn sử dụng CV nhân sự để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, rõ ràng nội dung hai công việc này là rất khác nhau. Nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để hiểu bạn.
Lỗi chính tả, ngữ pháp
Lỗi này nghe rất đơn giản nhưng nhiều nhà tuyển dụng “đánh chết” lỗi này, họ cảm thấy thật “ngớ ngẩn”, giống như mình không được tôn trọng. Vì vậy, hãy rà soát thật kỹ lỗi chính tả, câu cú, cách phân đoạn văn bản trước khi gửi.
Lỗi thiết kế và bố cục CV
Ai cũng yêu cái đẹp nên bạn cần thiết kế cho mình một CV bắt mắt, bố cục CV theo tiêu chuẩn, cái gì quan trọng xếp lên trên. Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm, Trình độ học vấn, Kỹ năng …. cuối cùng là Người tham chiêu.
Lỗi đặt tiêu đề CV
Khi bạn gửi cv qua mail hoặc đăng CV trên các website việc làm, bạn cần ghi rõ tiêu đề là cần ghi rõ cụ thể chức danh ứng tuyển, tránh sử dụng tiêu đề một cách chung chung. í dụ: “Ứng tuyển nhân viên kinh doanh”, “Apply vị trí nhân viên kinh doanh”,…
Hoa văn SaigonHSK đã chia sẻ và hướng dẫn bạn cách viết một CV xin việc như thế nào cho hiệu quả và chuyên nghiệp rồi phải không nè. Chúc bạn viết được một CV xin việc vừa trình bày đẹp, vừa nổi bật các ưu điểm của mình và thật là chuyên nghiệp nhé.
Xem thêm từ vựng, mẫu câu của các chủ đề khác:
• Chủ đề Phỏng Vấn – Xin Việc: 52 Từ Vựng – Mẫu Câu – Hội Thoại bằng tiếng Trung.
• Bệnh, Triệu chứng và Chấn thương.
• Tình trạng cảm xúc.